Tôm và Cholesterol: Lợi và Hại cho Sức Khỏe của Bạn

Tôm, một trong những loài thủy sản có vỏ phổ biến nhất, không chỉ là nguồn cung cấp protein chất lượng cao mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Mặc dù tôm có hàm lượng cholesterol đáng kể, nhưng bạn tự hỏi rằng điều này có tác động tích cực hay tiêu cực đến sức khỏe?

choresterol-trong-tom_1716435995
Tôm là nguồn thực phẩm dồi dào cholesterol

Cholesterol là gì? 

Cholesterol là một loại lipid máu quan trọng, còn được gọi là mỡ máu. Nó tham gia vào nhiều chức năng sinh học, từ sản xuất hormone đến hỗ trợ hoạt động của tế bào thần kinh. Khoảng 75% cholesterol trong máu được sản sinh tự nhiên bởi gan và các cơ quan khác, số còn lại đến từ thực phẩm như thịt, sữa, lòng đỏ trứng và nội tạng động vật.

Cholesterol: Lợi ích và Rủi ro

Cholesterol có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nếu mất cân bằng, đặc biệt là các bệnh tim mạch. Có hai loại chính: cholesterol xấu (LDL-C) và cholesterol tốt (HDL-C). Thậm chí còn có các biến thể của cholesterol xấu này.

choresterol-trong-tom-2_1716435763Những người có cholesterol cao có thể nhận được nhiều lợi ích từ việc ăn tôm.

Cholesterol tốt: Chiếm khoảng 25-30% cholesterol trong máu, HDL-Cholesterol có vai trò vận chuyển cholesterol từ máu về gan và loại bỏ cholesterol từ động mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Cholesterol xấu: Vận chuyển phần lớn cholesterol trong cơ thể. Nếu hàm lượng này tăng cao, nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến chứng như nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não tăng lên.

Biến thể cholesterol xấu: Hàm lượng biến thể cao có thể dẫn đến sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Tôm và Cholesterol: Lợi hay Hại?

Tôm chứa nhiều cholesterol và nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Một khẩu phần tôm (85 gram) có chứa khoảng 166 mg cholesterol, cao hơn nhiều so với các loại hải sản khác như cá ngừ. Vì vậy, nhiều người lo ngại rằng việc ăn tôm có thể làm tăng cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ngay cả những người có mức cholesterol cao cũng có thể nhận được nhiều lợi ích từ việc ăn tôm hơn là nguy hại. Mặc dù ăn tôm làm tăng mức cholesterol xấu, nhưng mức cholesterol tốt cũng tăng lên tương ứng.

choresterol-trong-tom-1_1716435861Tôm là món ăn hấp dẫn và giàu dinh dưỡng, nhưng cần lưu ý về lượng tiêu thụ hằng ngày.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), tôm có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch nếu chế biến đúng cách như hấp, luộc, hoặc nướng mà không sử dụng nhiều dầu hoặc muối. Tôm chứa ít hơn 0.3 g chất béo và chủ yếu là các chất béo không bão hòa lành mạnh.

Việc ăn tôm sống có thể mang lại lợi ích dinh dưỡng nhưng cũng đi kèm với nguy cơ nhiễm ký sinh trùng như giun, sán. Do đó, người tiêu dùng cần đảm bảo tôm được nấu chín và bảo quản đúng cách để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng tăng cường sử dụng các phương pháp chế biến lành mạnh và hạn chế chiên xào với dầu mỡ để đảm bảo sức khỏe tim mạch.

Đăng ngày 23/05/2024
Nhất Linh

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận