Trị bệnh tôm thẻ bỏ ăn, ăn yếu
Nguyên nhân tôm thẻ bỏ ăn có thể do các yếu tố môi trường trong ao bị biến động như Oxy hòa tan, pH, nhiệt độ và cách quản lý thức ăn,… Hiện tượng tôm kém ăn, chậm lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của vụ nuôi, vì thế bà con cần phải nhanh chóng tìm được nguyên nhân để xử lý kịp thời, tránh những thiệt hại không đáng có.
Các nguyên nhân tôm thẻ bỏ ăn, chậm lớn
Tôm thẻ chân trắng ăn yếu gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm nuôi, bà con cần lưu ý một số nguyên nhân chủ yếu sau:
– Hàm lượng Oxy hòa tan: Do hệ thống quạt nước trong ao nuôi không đảm bảo hàm lượng oxy ổn định trong nước, ảnh hưởng đến sức ăn của tôm. Khi hàm lượng oxy hòa tan thấp tôm sẽ ăn yếu, thậm chí là bỏ ăn khi Oxy hòa tan thấp hơn 2 ppm.
– Do nhiệt độ: Thông thường, ở nhiệt độ khoảng 29 – 350C tôm tiêu hóa tốt hơn, khi nhiệt độ tăng hoặc giảm đột ngột sẽ khiến tôm giảm ăn hoặc bỏ ăn.
– Tôm bị nhiễm bệnh do virus và vi khuẩn gây ra: Nguyên nhân tôm thẻ bỏ ăn cũng có thể do các dịch bệnh gây ra như: bệnh phân trắng, bệnh đường ruột, bệnh do virus HPV, MBV kí sinh trên gan tụy gây ra khiến tôm bị còi cọc, ăn yếu, thậm chí có thể chết nếu bệnh nặng.
– Môi trường ao nuôi có khí độc: Sau một thời gian nuôi tôm, các chất thải sẽ tích tụ và sinh ra khí độc như NH3, H2S,… làm tôm bỏ ăn và chết nhanh ngay sau đó.
– Do thức ăn kém chất lượng: Vô tình lựa chọn phải những loại thức ăn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc do quá trình bảo quản không tốt làm thức ăn ẩm, mốc không đủ chất dinh dưỡng khiến tôm chậm phát triển, gây nhiều dịch bệnh.
– Quá trình cho ăn không khoa học: Không biết cách cho ăn, cho ăn không đều khiến tôm phát triển không đồng đều, còi cọc, yếu ăn và chậm lớn.
Cách khắc phục tôm bỏ ăn, chậm lớn
Trong quá trình nuôi, cần phải thường xuyên quan sát xem tôm có giảm ăn hay không để xác định chính xác nguyên nhân tôm thẻ bỏ ăn là gì, sau đó thực hiện các biện pháp sau đây:
– Việc đầu tiên cần quan tâm đến là thức ăn, thức ăn đã chất lượng, đảm bảo dẫn dụ và kích thích tôm bắt mồi hay chưa? Nếu nguyên nhân là do thức ăn thì bà con cần phải đổi ngay và lựa chọn những loại thức ăn có rõ nguồn gốc, có kích thước, màu sắc và hình dạng đồng đều, bề ngoài mịn, mùi thơm hấp dẫn, lâu tan trong nước và đặc biệt phải kích thích tôm bắt mồi. Đồng thời, bà con sử dụng thêm men tiêu hóa có lợi.
– Cần phải quan tâm đến hàm lượng Oxy trong ao nuôi tôm, tăng cường quạt nước, sục khí để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong ao > 4ppm, tốt nhất là đạt trên mức 5ppm.
– Nếu nguyên nhân là do nhiệt độ nước thay đổi thì cần phải cắt giảm thức ăn ngay lập tức (khoảng 30%) lượng thức ăn so với thường ngày. Lưu ý: nên chờ mặt trời lặn để nhiệt đội Oxy hòa tan đảm bảo rồi mới cho tôm ăn.
– Khi tôm bị nhiễm bệnh, bỏ ăn, chậm lớn thì cần sử dụng Pockit để xét nghiệm PCR phát hiện chính xác tác nhân gây bệnh tôm để điều trị kịp thời
– Nếu tôm bị bệnh phân trắng thì có thể sử dụng chế phẩm sinh học – có hiệu quả cho việc tái tạo các tổn thương gây ra cho gan, tụy và đường ruột.
– Trong trường hợp, nguyên nhân tôm bỏ ăn là do môi trường ao nuôi tồn tại nhiều khí độc, hấp thụ khí độc, cấp cứu tôm nổi đầu, đồng thời giảm lượng thức ăn và tăng trở lại sau khi xử lý khí độc. Kết hợp sử dụng vi sinh để xử lý đáy ao thường xuyên giúp làm sạch nước, phân hủy các chất mùn bã hữu cơ, ngăn chặn các loại vi khuẩn và khí độc phát triển.
– Để phòng chống tình trạng tôm chậm lớn, biếng ăn, bà con nên lựa chọn những con giống tốt, không bị nhiễm bệnh bằng biện pháp xét nghiệm PCR, thả nuôi với mật độ vừa phải, đồng thời quản lý lượng tảo trong ao nuôi hợp lý để giúp cung cấp oxy cho hô hấp của tôm một cách tốt nhất.
Còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công
NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET