Ao quảng canh có những loại thức ăn tự nhiên nào?

Ở ao nuôi quảng canh, các loài động vật như tôm, cua, cá,… thường sinh sống nhờ vào nguồn thức ăn có sẵn ở ao. Từ đó, những loài động vật này có thể sinh sống và phát triển mà không cần phải có bất kì loại thức ăn công nghiệp nào. Cùng tìm hiểu xem một số loại thức ăn tự nhiên có trong ao quảng canh nhé!

ao-nuoi-quang-canh_1703472335
Ao nuôi quảng canh có đa dạng các loại thức ăn tự nhiên

Krill 

Krill (Euphausia superba) là một loại tôm nhỏ với đôi mắt đen to, vỏ màu đỏ nhạt và gần như trong suốt. Trong khi chiều dài chỉ khoảng 6 cm, krill thường tập trung thành từng đám lớn, mật độ dày đặc trải dài hàng km. Krill là một trong những loài có sinh khối lớn nhất hành tinh, ước tính 500 triệu tấn.  

Krill sử dụng hệ thống lọc chuyên biệt ở các chân phía trước để lấy thức ăn là các loại siêu vi tảo. Nhờ loại thức ăn này, krill rất giàu phospholipid kết hợp axit omega-3. Do đó, krill chính là một nguồn omega-3 lý tưởng cho ngành công nghiệp nuôi tôm hiện nay. 

krill_17034726477091027996291443386Krill

Rotiper ( Luân trùng ) 

Luân trùng là những động vật phiêu sinh có kích thước nhỏ (100 – 300µm) có nhiều hình dạng khác nhau, bơi lội chậm, phù hợp với kích thước miệng cá, tôm giống. Đặc biệt, luân trùng có giá trị dinh dưỡng cao (giàu acid béo và HUFA) nên luân trùng (đại diện là giống Brachionus) là nguồn thức ăn tự nhiên đầu tiên và rất quan trọng của cá bột sau khi đã sử dụng hết noãn hoàn. 

Trong các các dạng thủy vực nước ngọt luân trùng phân bố rộng ở ao, đầm … với tập tính ăn lọc nên thức ăn của luân trùng chủ yếu là vi tảo, vi khuẩn, mùn xác hữu cơ, vật thể li ti lơ lửng trong nước. 

Luân trùng có vòng đời ngắn, dao động trong khoảng vài ngày đến vài tuần tùy theo loài, quần thể có thể nhân lên nhiều lần trong thời gian ngắn, vì vậy thích hợp cho việc nuôi sinh khối. 

Giá trị dinh dưỡng của luân trùng có thành phần axit béo không no có chứa EPA, DHA, là axit béo thiết yếu, có tác động đến tỷ lệ sống và sự phát triển của cá bột. Vì vậy, luân trùng đã trở thành nguồn thức ăn tươi sống không thể thiếu trong sản xuất giống. 

rotiper_17034727024238264037483599698Luân trùng

Copepoda 

Copepoda là một loài sinh vật nhỏ bé trong ao nuôi tôm hiện nay của bà con nông dân, Copepoda có thể tạo ra sự khác biệt to lớn trong hoat động kinh doanh nuôi tôm cá của bà con, đây được đánh giá là một trong những nguồn thức ăn tự nhiên mà không một loại thức ăn công nghiệp nào có thể thay thế được trong ao nuôi tôm, cá, ếch, lương.  

Thức ăn tự nhiên ngoài copepoda, thì còn có Rotifera, Protozoa,… vừa cải thiện chất lượng nước, vừa giảm chi phí đầu tư, là loại thức ăn chính thích hợp cho tôm, cá phát triển với nhiều thành phần dinh dưỡng cao. 

copepoda_1703472777707625767361806333Copepoda

Moina ( Trứng nước ) 

Moina (trứng nước) thuộc bộ Cladocera, là loại giáp xác nhỏ có giá trị dinh dưỡng cao và là thức ăn vô cùng quan trọng cho ấu trùng động vật thủy sản, đặc biệt là giai đoạn vừa hết noãn hoàng. Chúng được dùng làm thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loài cá nước ngọt, nước lợ trong giai đoạn cá bột, do có kích thước phù hợp với miệng của cá con. 

Trứng nước chứa nhiều các enzyme quan trọng trong quá trình trao đổi chất của ấu trùng như proteinases, peptidases, amylases, lipase. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều các acid béo không no (HUFA). Chúng có tuổi thọ từ 4-7 ngày. 

trung-nuoc_17034728619475864660837282541Trứng nước

Daphnia ( Rận nước ) 

Giáp xác chân chèo hay Daphnia là loài giáp xác nước ngọt nhỏ. Là một trong những nhóm động vật phù du phân bố khá rộng ở nhiều dạng thủy vực khác nhau từ nước ngọt, nước lợ, nước mặn đến các dạng môi trường đặc biệt như trong cát và nền đáy. 

ran-nuoc_17034728983631008383823520303Rận nước

Trùn chỉ 

Trùn chỉ có tên tiếng Anh là Limnodrilus hoffmeisteri là loại giun nhỏ có màu đỏ hồng, chiều dài từ 25 -40mm, đường kính khoảng 0.1 – 0.2mm. Loài này có đầu hình nón đơn giản, không có đốm mắt và thân hình trụ cấu tạo 55 – 95 đốt, trên mỗi đốt này có một bó lông cứng đóng vai trò như chân của trùn chỉ. 

Trùn chỉ có khả năng tái sinh mạnh mẽ, mỗi đoạn cơ thể dứt ra có thể hình thành nên một cá thể giun mới. Bên cạnh đó, giống với các loại giun khác thì trùn chỉ là loại lưỡng tính, tức là một cá thể vừa mang và đồng thời thực hiện chức năng của cả giống đực và cái. 

trun-chi_17034729664300041310765105875Trùn chỉ. Ảnh: thdonghoadian.edu.vn

Trùn huyết 

Chu kỳ sinh học của trùng huyết có 4 giai đoạn chính: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Giai đoạn ấu trùng, có hình dạng phân đốt, trông giống như con trùn, có kích thước chừng 15mm, bên trong có chứa một chất giống như là huyết cầu tố ở người, do đó nó có màu đỏ tươi, vì thế nó có tên gọi là trùng huyết.  

Trùn huyết ở giai đoạn trưởng thành là một loại ruồi nhỏ có hai cánh, rất gần gũi với nhóm muỗi và loại trùng gương hay ruồi “ma” (phantom midge). Tuy nhiên loại trùn huyết trưởng thành hay ruồi nhuế không chích đốt như muỗi. Đời sống của nó có thể kéo dài một tuần cho đến vài tháng. Trùn huyết phân bố gần như khắp nơi trên thế giới, tùy theo vùng. 

Giun nhiều tơ 

Giun nhiều tơ là một động vật không xương sống ở nhiều vùng nước khác nhau, nhất là nơi cửa sông ven biển. Chúng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn dưới mặt nước. Hoạt động như một động vật ăn thịt, cũng như sẽ làm mồi cho các động vật lớn hơn, bao gồm cả tôm. Trong tự nhiên chúng thường được dùng làm mồi câu cá và là thức ăn ưa thích cho tôm bố mẹ ở nhiều trại giống.  

Do đó, ngày càng có nhiều lo ngại hơn về hoạt động truyền lây mầm bệnh của giun nhiều tơ cho tôm. Chúng có thể hấp thu mầm bệnh lơ lửng trong nước vào cơ thể, chúng cũng có thể là thức ăn tự nhiên của tôm. Khi các mô hình nuôi tôm thâm canh ngày càng phát triển, cộng thêm việc quản lý môi trường kém có thể làm mầm bệnh phát triển mạnh mẽ hơn. 

giun-nhieu-to_17034731014816120509008800518Giun nhiều tơ

Ốc gạo 

Ốc gạo, một giống ốc sống chủ yếu ở khu vực nước lợ. Tên khoa học là Assiminea lutea. Vỏ ốc có màu trắng xanh, bề mặt trơn láng, phần chóp nhọn về phía sau, hình vòng xoắn. Ốc trưởng thành sẽ có kích cỡ bằng hạt mít. Còn lúc nhỏ, ốc có màu ngũ sắc, sáng óng ánh, kích cỡ chỉ bằng đầu ngón tay. 

Ốc gạo chỉ ngoi lên khỏi mặt nước và tìm kiếm thức ăn khi nước đứng. Còn khi nước chảy, ốc có xu hướng chui rúc vào trong vỏ, ẩn mình trong đất, cát. Thịt ốc dai, giòn, có vị ngọt béo tự nhiên, màu trắng đục, mùi hương cực thơm và không bị nhớt. Mùa ốc ngon nhất sẽ rơi vào tháng 5 âm lịch hằng năm. 

Hến sữa 

Hến là động vật thuộc ngành thân mềm (Mollusca), họ hai mảnh vỏ (Bivalvia). Sống trên mặt bùn ở đáy sông hồ. 

Chem chép 

Chem chép là một loại hải sản biển có hình dạng giống con sò, ngao, nghêu,… Chem chép có phần vỏ vô cùng cứng phía trong là phần thịt mềm mại và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Chem chép thường sống ở gần biển, ẩn mình trên những dải cát ven bờ. 

Trên đây là một số loại thức ăn tự nhiên, chúng có tự nhiên trong ao hoặc theo nguồn nước cấp bên ngoài mà vào ao nuôi sinh sống. Nhờ vậy, các loài động vật tự nhiên ở ao nuôi quãng canh có nguồn thức ăn dồi dào. Mặt khác, ở ao nuôi quảng canh, các loài động vật sẽ ăn nhau như cá ăn tôm, cua ăn cá, tôm ăn rong tảo, sinh vật phù du,… Các loài động vật này đa số rất chắc thịt và thơm ngon, mang rất nhiều dưỡng chất vì vậy có giá thành cao hơn so với các loại nuôi công nghiệp. 

Đăng ngày 25/12/2023
Thuần Phạm
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận