BỆNH ĐẦU VÀNG TRÊN TÔM (Yellow Head Virus)?
Tại Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng vào lúc thời tiết thay đổi, lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển có độ mặn cao. Bên cạnh đó cùng với bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng…
1. Nguyên nhân:
– Bệnh do virus YHV (yellow head virus) là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn, hình que, kích thước 44 x 173 nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus.
2. Tác nhân bệnh:
– Là do phức hợp virus gây bệnh đầu vàng (yellow head virus – YHV) và virus gây hội chứng liên quan đến mang (gill-ascociated virus – GAV). Hiện nay YHV được ghi nhận có 6 kiểu gen khác nhau. YHV và GAV cùng được phân loại thuộc họ Roniviridae, giống Okavirus.
– Tác nhân gây bệnh (YHCV): Virus hình que, cấu trúc di truyền là RNA, gồm có:
- Yellow head virus (YHV): Tôm biến màu vàng nhạt ở phần carapace và mang.
- Gill- Associated Virus (GAV): tôm bị biến đỏ ở đuôi, phần đầu ngực và mang biến màu từ hồng đến vàng
- Lymphoid Organ Virus (LOV): hiện diện trong tế bào máu của tôm
3. Phân bố bệnh:
– Bệnh bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên
– Chỉ nhiễm giới hạn trên các loài tôm He
4. Triệu chứng:
– Tôm bị bệnh thì ăn thức ăn tăng lên đột biến trong một vài ngày, sau đó một số lớn tôm trong ao ngưng ăn
– Ngày thứ nhất, một số con lờ đờ hôn mê bơi lên tầng mặt gần bờ ao. Tôm có phần đầu ngực màu vàng.
– Ngày thứ hai số tôm bị bệnh tăng lên, những ngày tiếp theo số lượng tôm chết tăng lên và tỉ lệ chết có thể tăng đến 100% sau từ 7-10 ngày.
– Tôm hôn mê có màu sắc nhợt nhạt, giáp đầu ngực phồng lên và có màu vàng. Mang tôm bệnh có màu trắng, vàng nhạt hay nâu gan có màu vàng nhợt.
5. Phương pháp chẩn đoán bệnh:
– Nhận biết triệu chứng bệnh.
– Nhuộm màu mô bào, tế bào máu nhận thấy nhân tế bào bị thoái hóa đông đặc.
– Phân tích PCR.
6. Lây truyền bệnh:
– Bệnh đầu vàng ở tôm chủ yếu lây truyền theo hàng ngang, do có vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào môi trường nước.
7. Phòng và trị bệnh:
Do virut chưa có thuốc hoặc chất hoá học nào để xử lý điều trị bệnh có kết quả, vì vậy chỉ có thể phòng bệnh và sự lây lan của dịch bệnh này bằng cách
– Dùng giống sạch bệnh, Quản lý tốt màu nước ao và môi trường xung quanh cho phù hợp…
– Đặc biệt ta lưu ý việc Xử lý các chất thải trong ao đầm nuôi tôm và việc tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho tôm để chịu đựng được sự thay đổi của môi trường xung quanh.
– Không để chất lượng nước thay đổi thường xuyên. Chẳng hạn sự thay đổi độ pH trong ngày hoặc tình trạng phát triển của rong rêu.
– Chuẩn bị ao nuôi thật tốt, diệt các loài giáp xác mang mầm bệnh trong ao nuôi, rào lưới,… Nạo vét vùng đáy ao và bón vôi, sau đó phơi ao từ 5 – 7 ngày rồi cấp nước vào ao.
-Trong suốt vụ nuôi, cần bổ sung các chế phẩm vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm để kiểm soát mầm bệnh.
– Thường xuyên theo dõi sự phát triển của tôm, nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay. Nếu thấy tôm còn quá nhỏ thì cần xử lý nước ao nuôi tôm trước khi tháo bỏ.
– Bên cạnh đó, tránh vận chuyển tôm từ nơi có bệnh đến nơi chưa phát bệnh để hạn chế sự lây lan thành dịch bệnh.
– Đối với những con tôm bệnh được vớt khỏi ao, cách tốt nhất là tiêu hủy, nước từ ao tôm bệnh không được thải ra ngoài môi trường mà phải được xử lý bằng vôi nung hoặc clorua vôi trước.
Ngoài bệnh YHV thì các loại bệnh thường gặp ở tôm khác cũng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công
Tìm hiểu thêm về tôm sú tại đây
NGUỒN THAM KHẢO: INTERNET