Buộc 58 tàu cá nước ngoài phải rời khỏi vùng biển Việt Nam

6 tháng đầu năm 2023, các lực lượng thực thi pháp luật về thủy sản trên biển phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 49 tỷ đồng đối với các trường hợp vi phạm.

Ngày 13/7, Cục Kiểm ngư tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính phục vụ chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023.

dung-ban-tin-nong-nghiep00_26_24_18still040-154900_685

Ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư: "Nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính phục vụ chống khai thác IUU là ưu tiên, quan trọng". Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Dương Văn Cường, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, Cục Kiểm ngư đã chỉ đạo lực lượng kiểm ngư Trung ương tổ chức 59 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính; giám sát hoạt động khai thác thủy sản trên biển của gần 6.300 tàu cá; buộc 58 tàu cá nước ngoài phải rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Lực lượng thực thi pháp luật trên biển thuộc Bộ Quốc phòng làm thủ tục xuất, nhập bến cho hơn 432.000 lượt tàu cá; kiểm tra, kiểm soát hơn 94.000 lượt tàu cá hoạt động trên biển; đã xử phạt và tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử phạt 467 vụ, 607 phương tiện, 754 đối tượng. Các lực lượng thực thi pháp luật trung ương đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khoảng 22 tỉ đồng;

Về phía địa phương, 6 tháng đầu năm cũng đã thực hiện được 369 chuyến tuần tra, kiểm soát được gần 6.000 lượt tàu cá và phát hiện, tham mưu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản hơn 1.200 trường hợp vi phạm, ban hành quyết định xử phạt hành chính hơn 27 tỉ đồng.

Đại diện các địa phương như Quảng Ninh, Kiên Giang, Cà Mau… nêu ra những khó khăn, tồn tại hiện nay như: Việc khai thác bất hợp pháp ngày càng tinh vi của các chủ phương tiện. Nhiều tỉnh ven biển chưa thành lập được lực lượng kiểm ngư địa phương. Thậm chí, những tỉnh đã thành lập được lực lượng kiểm ngư thì lại thiếu nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, kinh phí hoạt động.

Bên cạnh đó, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan kiểm ngư địa phương chưa được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính; đặc biệt từ ngày 1/7/2023 Luật Thanh tra năm 2022 có hiệu lực thi hành, Chi cục Thủy sản không được tiếp tục thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thủy sản nên nhiều địa phương còn lúng túng trong việc thực thi pháp luật và xử lý vi phạm hành chính, cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết, hướng dẫn việc này.

buoc-58-tau-ca-nuoc-ngoai-phai-roi-khoi-vung-bien-viet-nam-171613_962

Nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính phục vụ chống khai thác IUU là ưu tiên, quan trọng, cần thực hiện đồng bộ.

Những tháng cuối năm 2023, Cục Kiểm ngư sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển lực lượng Kiểm ngư đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Rà soát, ký lại quy chế phối hợp với các lực lượng thực thi pháp luật trển biển để đảm bảo hiệu quả nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác trên biển; chống khai thác IUU.

Tiếp tục thành lập kiểm ngư địa phương; bổ sung nhân lực, phương tiện, kinh phí để đảm bảo năng lực tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trên biển.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn tàu cá vi phạm quy định về khai thác IUU; giám sát chặt chẽ tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU, đặc biệt tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát VMS trên biển, tàu cá vượt ranh giới trên biển, vi phạm vùng biển nước ngoài.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư nói: “Nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính phục vụ chống khai thác IUU là ưu tiên, quan trọng, cần thực hiện đồng bộ, có hiệu quả từ trung ương đến địa phương. Từ nay đến tháng 10/2023, trước khi Đoàn EC sang Việt Nam thanh tra, các địa phương cần tích cực, nỗ lực nhiều hơn nữa, tổ chức các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác IUU, đặc biệt là hành vi vi phạm VMS và khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Phấn đấu từ nay đến tháng 10 nỗ lực cao nhất để góp phần tháo gỡ “thẻ vàng” của EC”.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận