Cải tạo ao nuôi tôm và các bước xử lý ban đầu

Cùng Hóa chất nhà nông 24/7 tìm hiểu các bước cơ bản cho giai đoạn Cải tạo ao nuôi tôm và các bước xử lý ban đầu trước khi bắt đầu một mùa vụ mới thật thành công nhé bà con.

1/ Rửa đáy ao cải tạo ao nuôi tôm 

Sau mỗi vụ nuôi cần rửa đáy ao, bơm bùn sang ao chứa bùn để phơi khô và đổ bỏ. Không nên bơm hay đổ bùn lên bờ ao vì nước mưa có thể đem các chất thải trở lại ao nuôi.

Thực hiện việc rửa, xả vài lần cho đến khi sạch hẳn thì tiến hành phơi đáy ao.

Cày và phơi đáy tối thiểu 10 ngày liên tục hoặc đến khi đất nứt chân chim

Biện pháp kỹ thuật này giúp tiêu diệt mầm bệnh, giải phóng khí độc tích tụ trong nền đáy, phân hủy hoàn toàn các chất thải; thuận lợi cho việc gây màu nước, phát triển nguồn thức ăn tự nhiên trong ao.

Với những ao không thể bơm cạn nước hoặc được cải tạo trong mùa mưa thì có thể dùng các chế phẩm sinh học có khả năng diệt khuẩn, phân hủy tốt chất thải để xử lý. Lưu ý cần chạy quạt nước liên tục trong quá trình xử lý bằng vi sinh.

2/ Ngâm xả

– Áp dụng cho các ao bị nhiễm phèn hoặc có tôm bị bệnh trong vụ nuôi.

– Với ao có nền đất bị nhiễm phèn, rải vôi nóng (CaO) đều trên nền đáy, rồi lấy 40 – 50 cm nước để ngâm từ 2 – 3 ngày rồi xả bỏ

– Trong trường hợp ao nuôi đã bị nhiễm vi bào tử trùng EHP, lượng vôi cần dùng là 6 tấn/ha.

– Nếu ao đã bị nhiễm bệnh trong vụ trước, có thể phối hợp xử lý thêm bằng các chất diệt khuẩn sau khi đã lấy nước. Lặp lại chu kỳ này từ 2 – 3 lần. Để đảm bảo hiệu quả, có thể nhờ cán bộ kỹ thuật kiểm tra lại pH đất hoặc mật độ vi khuẩn Vibrio.

3/ Bón vôi

– Tùy thuộc vào độ pH của nền đất mà bón từ 1 – 3 tấn/ha để tăng cường hệ đệm, giúp ổn định độ pH trong quá trình nuôi.

– Loại vôi sử dụng nên là vôi đá hoặc vôi nông nghiệp. Nên chọn mua vôi của nhà cung cấp uy tín, có độ mịn cao (100% lọt rây lọc cỡ 60), độ ẩm thấp và không lẫn tạp chất. Để đảm bảo tác dụng, vôi phải được rải đều khắp mặt đáy ao.

– Vệ sinh và lắp đặt các dàn quạt nước, kiểm tra hoạt động

– Nếu nuôi với mật độ trên 60 con/m2 công suất của toàn bộ hệ thống quạt nước cần ở mức > 3 CV/1.000 m2 hoặc 36 CV/ha. Tốc độ vòng quay cánh quạt lý tưởng là 100 – 120 vòng/phút.

cải tạo ao nuôi tôm, cai tao ao nuoi tom, nuoc dau xu ly nuoc nuoi tom, bước đầu xử lý nước nuôi tôm, xử lý nước ao nuôi tôm, xu ly nuoc ao nuoi tom, xử lý nước nuôi tôm, xu ly nuoc nuoi tom, quy trinh xu ly nuoc ao nuoi tom, quy trình xử lý nước ao nuôi tôm

Quy trình cấp nước và các bước xử lý ban đầu trong ao tôm

1/ Lắng

– Nước từ nguồn cần được lọc qua lưới để hạn chế rác và ngăn chặn tôm cá tự nhiên xâm nhập.

– Để lắng từ 10 – 20 ngày. Nhờ đó, các chất hữu cơ có đủ thời gian, phân hủy thành muối dinh dưỡng cho tảo phát triển, đồng thời giảm bớt mật độ của các vi khuẩn gây bệnh.

– Nếu cần có thể chạy quạt nước để cung cấp thêm ôxy hòa tan thúc đẩy quá trình phân hủy của vật chất hữu cơ. Thời gian lắng càng lâu càng hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện vùng nuôi bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS).

– Nếu không có ao lắng thì dùng ngay ao nuôi làm ao lắng.

2/ Chuyển nước từ ao lắng vào ao nuôi

– Bơm nước qua túi lọc bằng vải kate để loại bỏ địch hại, sinh vật cạnh tranh hoặc vật chủ trung gian mang mầm bệnh như cua còng, tôm, tép…

– Cần xác định độ mặn để báo cho trại tôm giống thuần tôm post nếu cần thiết. Mực nước ao lý tưởng là 1,3 – 1,4 m, tạo không gian đủ lớn để tôm hoạt động và giúp ổn định môi trường nuôi.

3/ Diệt tạp

– Chạy quạt nước liên tục 3 ngày để trứng cá và giáp xác nở hết rồi tiến hành diệt tạp bằng bột bã trà (saponin), rễ cây thuốc cá (rotenone) hoặc các loại hóa chất chuyên dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Thời điểm saponin cho hiệu quả cao nhất là từ 4 – 6 giờ sáng. Nên tăng liều sử dụng khi độ mặn của nước ao thấp hơn 10 ppt hay trong ao có nhiều cá kèo, cá rô, cá lóc.

Lưu ý, phải ngâm saponin trong nước khoảng 12 giờ rồi mới sử dụng và sau 3 ngày từ khi diệt tạp mới được thả tôm post.

– Nếu sản phẩm thuốc diệt tạp chỉ chứa saponin tự nhiên, không pha thêm hóa chất độc hại, thì cá sẽ chết sau khoảng 3 – 4 giờ. Để xử lý ốc đinh hoặc rong đáy có thể dùng sunphat đồng (CuSO4) với nồng độ xử lý là 2 – 3 ppm.

4/ Diệt khuẩn

– Hai ngày sau khi diệt tạp, tiến hành diệt khuẩn để loại trừ mầm bệnh có trong nước ao.

– Chlorine, TCCA, BKC, thuốc tím KMnO4, Formol, Iodine hay PVP-Idodine hiện là những chất diệt khuẩn được dùng phổ biến nhất. Chlorine được dùng phổ biến nhất với liều xử lý là 25 – 30 ppm nếu pH nước <7,5. Liều lượng này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ có trong nguồn nước và độ pH của nước.

– Độ pH càng cao, hàm lượng chất hữu cơ càng nhiều thì cần phải tăng liều xử lý của Chlorine. Lưu ý, tác dụng của thuốc tím không bền và Formol có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Các vùng nuôi bị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) nên dùng BKC liều 0,3 ppm.

Ngoài Cải tạo ao nuôi tôm và các bước xử lý ban đầu. Cập nhật tin tức thủy sản mới nhất  tại đây.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận