Tảo chính là một trong những thành phần không thể thiếu để cung cấp nguồn dinh dưỡng, oxy hòa tan trong ao nuôi và cung cấp dưỡng chất cho vật nuôi.
Tuy nhiên nếu ao nuôi có xuất hiện tảo độc hoặc có mật độ tảo dày đặt, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tôm. Vì vậy, người nuôi nên có các biện pháp xử lý tảo an toàn cho tôm là điều rất cần thiết.
Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo Lam, tảo Giáp, tảo Mắt…đặc điểm chung của các loại tảo này là thường tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh.
Nhóm tảo có lợi
Tảo lục
Đây là tảo có lợi cho ao nuôi tôm, giúp tạo màu nước, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn Vibrio.
Tảo lục có kích cỡ nhỏ, không gây mùi cho tôm. Nếu tảo lục có nhiều trong ao nuôi thì trong ao sẽ có màu nước màu xanh nhạt.
Tảo khuê
Tảo khuê còn được gọi là tảo silic hoặc tảo cát, đây là một nhóm tảo có giá trị dinh dưỡng cao và nguồn thức ăn rất tốt cho tôm.
Tảo khuê chiếm ưu thế trong ao nuôi sẽ khiến nước có màu vàng nâu hay vàng lục.
Tuy nhiên nếu hàm lượng tảo khuê nhiều thì sẽ vướng vào mang tôm, gây cản trở hô hấp cho tôm.
Nhóm tảo có hại (tảo độc)
Tảo lam
Tảo lam là tên gọi nhóm thực vật hình thành bởi nguồn nước tù đọng, thừa các chất dinh dưỡng. Chúng mang đến khả năng quang hợp nhưng khả năng phát triển chậm nên lúc hình thành, bạn khó có thể dùng mắt thường để có thể kiểm tra. Sau khi sinh sôi và nảy nở cũng như phát triển ở trên diện rộng, nước ở trong ao chuyển sang màu xanh lam, có mùi.
Tảo mắt
Tảo mắt phát triển ở những vùng nước bị phú dưỡng hóa, có nghĩa là có hàm lượng Nitơ và Phốtpho trong nước cao. Loài tảo này phát triển rất nhanh trong môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Môi trường nước càng bị ô nhiễm, tảo mắt phát triển càng nhanh, chúng di chuyển nhanh do đặc điểm là có lông roi trên đầu và mắt có có điểm màu đỏ.
Tảo độc gây ảnh hưởng cho tôm khi chúng ăn phải
Tảo giáp
Tảo giáp là một trong những loài tảo độc, chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào, hình sợi, có roi. Tảo giáp di chuyển rất nhanh nhờ hệ thống tiên mao xung quanh cơ thể chúng.
Diệt tảo an toàn
Khi lượng tảo phát triển với mật độ quá dày hoặc có tồn tại các loài tảo độc gây hại, người nuôi cần tiến hành diệt tảo. Nhưng nếu ao nuôi đang có tôm, vậy cần phải lựa chọn biện pháp an toàn tránh gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm.
Chế phẩm sinh học (vi sinh) là một trong những cách diệt tảo xanh ao nuôi tôm được các chuyên gia khuyên nên áp dụng hiện nay nhất. Theo đó, đây chính là cách diệt tảo xanh ao nuôi tôm đảm bảo an toàn nhất mà không làm ảnh hưởng đến tôm cá, đặc biệt khỏi tốn vi sinh để xử lý lại sau khi tảo chết.
Cắt tảo xanh trong ao nuôi tôm bằng hợp chất đồng
Tiến hành cắt tảo xanh trong ao tôm, áp dụng tính chất của muối đồng sunfate làm ức chế quá trình quang hợp của tảo và hạn chế tảo phát triển. Sử dụng hợp chất đồng ban đầu (ao nước cũ, nhiều dinh dưỡng) trước khi thả tôm cá là một trong những cách được áp dụng nhiều giúp cách diệt tảo nhanh nhất, dễ dàng và khoa học nhất.
Tạo môi trường ổn định cho tôm sinh trưởng là yếu tố cần thiết
Nếu áp dụng cách xử lý tảo xanh này với ao nuôi có độ pH và kiềm tương đối ổn định, nếu chỉ số này thấp, ion Cu2+ này sẽ tồn tại lâu gây độc với cả tôm, cá được thả trong ao. Vì vậy, bạn cần kiểm soát pH và kiềm trước khi thực hiện cách này.
Khi phát hiện tảo xanh, cần kiểm tra hệ đệm (bicacbonat) của môi trường nước, chỉ số này cao thì bạn nên thay khoảng 30% nước để giảm tảo. Khi kiểm tra thấy hệ đệm thấp, bạn nên tiến hành ngâm vôi nung hoặc vôi đá khoảng 12 giờ sau đó tạt đều quanh ao vào buổi tối (trong khoảng 9h-2h đêm) với lượng thích hợp, khoảng 30kg/1000m3.
Thực hiện cắt tảo bằng vôi liên tục trong 2 ngày để có kết quả tốt nhất, đây chính là cách diệt tảo xanh ao nuôi tôm cá được lựa chọn và áp dụng nhiều. Sau khi áp dụng cách này, cần bổ sung vi sinh vật có lợi, đặc biệt là vitamin C để tôm không bị ảnh hưởng, thiếu dưỡng chất.
Lựa chọn biện pháp thích hợp để diệt tảo nhưng vẫn phải chú ý đến sức khỏe tôm. Tránh làm tôm bị sốc, hoặc ngộ độc cho tôm.