Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện rằng việc nhằm vào protein EhPTP2 có thể giảm thiểu hiệu quả sự lây truyền của vi khuẩn EHP ở tôm. Đây là bước tiến quan trọng giúp xác định các gene quyết định sự tồn tại và phát triển của EHP, mở ra triển vọng mới trong việc phát triển các biện pháp phòng ngừa và điều trị căn bệnh này trên tôm thẻ chân trắng.
Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) xâm nhập vào gan tụy và ruột của tôm, dẫn đến sự chậm phát triển và giảm năng suất. EHP là ký sinh trùng nội bào cần thiết để hình thành bào tử truyền nhiễm, có chứa một cơ quan xâm nhập gọi là sợi cực. Sợi cực được cuộn lại dưới dạng lò xo và có vai trò quan trọng trong quá trình nhiễm trùng.
Interference RNA (RNAi) đã được nghiên cứu rộng rãi như một phương pháp phòng chống và điều trị virus cho tôm. Một giả thuyết mới chỉ ra rằng, protein sợi cực EhPTP2 tham gia vào sự nảy mầm của bào tử. Do đó, việc loại bỏ EhPTP2 có thể ngăn chặn sự phát triển của EHP.
Bào tử EHP
Nghiên cứu cho thấy việc ức chế mRNA của EhPTP2 dẫn đến giảm nhiễm EHP ở tôm. Khi dsRNA đặc hiệu cho EhPTP2 được tiêm vào tôm, nó ức chế quá trình đùn ống cực, giảm nhiễm EHP.
Khả năng giảm nhiễm EHP bằng cách sử dụng kỹ thuật RNAi là rất hứa hẹn. Ví dụ, trong một ao nuôi, mức độ nhiễm EHP khác nhau giữa các tôm. Những con tôm được tiêm dsRNAEhPTP2 cho thấy mức độ nhiễm EHP giảm đi đáng kể.
Qua nghiên cứu cũng phát hiện rằng, sự nảy mầm của EHP trong ruột tôm có thể không dẫn đến nhiễm trùng. Điều này mở ra hy vọng mới rằng việc kiểm soát quá trình đùn ống cực có thể giúp giảm sự phát triển của EHP.
Kết quả này cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu các protein như EhPTP2 trong việc phát triển các biện pháp phòng chống và điều trị bệnh trên tôm.