Gây màu nước trong ao nuôi tôm

Cách gây màu nước trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú

Ứng dụng đúng cách gây màu nước trong ao nuôi tôm không những giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh chóng mà còn giúp ngăn ngừa được các dịch bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.

Tại sao phải gây màu nước ao nuôi tôm?

Gây màu nước nuôi tôm, Gay mau nuoc nuoi tom, Cach gay mau nuoc nuoi tom, Cách gây màu nước nuôi tôm
Màu nước nuôi tôm thẻ chân trắng tốt sẽ tạo điều kiện cho sinh vật có lợi phát triển

Màu nước là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của tảo cũng như sự sinh trưởng và tăng trưởng của tôm nuôi, gây ảnh hưởng ít nhiều đến các yếu tố như:

– Ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong nước, ổn định môi trường ao nuôi.

– Tạo điều kiện cho phiêu sinh vật phát triển tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, đồng thời có thể che bớt ánh sáng làm cho tảo độc dưới đáy chậm phát triển.

– Đặc biệt, nếu màu nước tốt sẽ tạo nguồn thức ăn có lợi cho tôm, giảm lượng thức ăn hữu cơ, giảm được mầm bệnh phát triển trong quá trình nuôi.

– Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng sự phát triển của phiêu sinh vật phù du giúp giảm các chất độc hại, giảm stress cho tôm.

Cách gây màu nước trong ao nuôi tôm

Cách 1: Gây màu nước bằng chất vô cơ

+ Bón phân hóa học cho ao nuôi như phân urê phosphate (N-P-K = 16: 2:0); urê (N2H4CO); N-P-K (46:0:0) hay super phosphate (N-P-K = 16:16:16). Trong đó, urê phosphate được bà con sử dụng nhiều nhất với lượng bón từ 40 – 50 kg/ha (bón trong 20 – 25 ngày).

+ Cách bón phân: Hòa tan phân với nước theo liều lượng quy định của nhà sản xuất rồi tạt đều quanh ao.

+ Khi gây màu nước thành công, tảo phát triển tốt, độ trong đạt mức từ 30 – 40 cm thì có thể tiến hành thả giống được

Cách 2: Gây màu nước bằng cám gạo, phân xanh và bột đậu nành

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại phân hữu cơ như phân xanh, bột đậu nành và cám gạo có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các loại tảo có lợi. Tiến hành rải khắp ao với liều lượng 25 – 50 kg/ha/ngày sẽ kích thích tảo phát triển sau 4 – 5 ngày.

Lưu ý: không nên sử dụng phân chuồng, phân gà để gây màu nước, vì các loại phân này rất dễ mang theo những mầm bệnh nguy hiểm.

Cách 3: Gây màu nước bằng chế phẩm sinh học

Sử dụng để ổn định màu nước trong ao nuôi, cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi hấp thụ NH3 và NO2.

Ngoài kỹ thuật xử lý nước nuôi tôm còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công

NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận