Hiện trạng quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản

Qua nhiều năm đầu tư xây dựng, đến nay mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản đã khá hoàn chỉnh, vấn đề hiện nay là nâng cao tính hiệu quả của mạng lưới quan trắc đã được đầu tư.

tom-the-chan-trang_3_1703734204
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: shutterstock

Mạng lưới từ trung ương đến địa phương  

Số liệu của Cục Thủy sản, mạng lưới quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản đã được thiết lập từ trung ương đến địa phương; tổng số 969 điểm quan trắc tại 55/63 tỉnh, thành phố và 4 trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường, bệnh thủy sản. Đây là các điểm quan trắc môi trường nước cấp cho nuôi trồng thủy sản. Trong đó, vùng nuôi tôm nước lợ có 453 điểm, cá tra 137 điểm, nhuyễn thể 71 điểm, tôm hùm 59 điểm, cá rô phi và nuôi cá lồng bè 239 điểm… Tại 29 tỉnh có nuôi tôm và 11 tỉnh có nuôi cá tra đều được quan trắc môi trường. 

Thông số quan trắc đầy đủ về các chỉ tiêu vật lý, hóa học, vi sinh vật gây bệnh, KLN và thuốc BVTV. Tần suất quan trắc định kỳ 2 lần/tháng, một số thời điểm thực hiện 4 lần/tháng hoặc tăng hơn tùy theo yêu cầu vào các thời gian giao mùa, mưa lũ….Trung ương quản lý 62 điểm quan trắc, được Cục Thủy sản giao các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III và Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện. Còn lại do các địa phương quản lý. 

Kết quả quan trắc được chuyển tải đến cơ quan quản lý trung ương, địa phương và người nuôi qua hàng trăm bản tin. Trong 9 tháng đầu năm 2023, có khoảng 80 bản tin tôm nước lợ, với cá tra và nhuyễn thể mỗi loại có 30 bản tin, còn với tôm hùm, cá biển, cá rô phi và cá nuôi lồng bè mỗi loại 40 bản tin. Cũng qua quan trắc, có các văn bản cảnh báo diễn biến môi trường vùng nuôi đối với cả 3 miền. 

ao-nuoi-tom-1_17037337966441096032521545213Thông số quan trắc đầy đủ về các chỉ tiêu vật lý, hóa học, vi sinh vật gây bệnh, KLN và thuốc BVTV

Cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các đoàn công tác đột xuất đến vùng nuôi xảy ra hiện tượng dịch bệnh thủy sản để nắm tình hình và tổ chức lấy mẫu xác định nguyên nhân, hưởng dẫn chỉ đạo khôi phục sản xuất. Như đã kịp thời xác định nguyên nhân gây chết trên hàu, cá biển nuôi ở Quảng Ninh, Kiên Giang… 

Cục Thủy sản đánh giá: “Thông số quan trắc được truyền tải kịp thời đến các cơ quan liên quan từ trung ương đến địa phương bằng các bản tin, thông báo và văn bản cảnh báo, hỗ trợ hạn chế tối đa thiệt hại cho người nuôi, góp phần có giải pháp quản lý môi trường nuôi để đạt kết quả tốt”. 

Nâng cao hiệu quả mạng lưới quan trắc 

Thời gian qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện cập nhập dữ liệu quan trắc môi trường trên phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia; Xây dựng Dự thảo “Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) vùng nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ và mặn”. Tuy nhiên, đang có tình trạng dữ liệu quan trắc và dữ liệu chính thống từ các cơ quan nhà nước hoạt động khá độc lập, rời rạc, thiếu cập nhật phù hợp. 

Đại diện các địa phương như tỉnh Đồng Tháp nuôi nhiều cá tra, tỉnh Sóc Trăng nuôi nhiều tôm nước lợ công nghệ cao đề xuất cần có giải pháp cập nhật kịp thời, thống nhất các thông số quan trắc và hệ thống cơ sở dữ liệu để phát huy hiệu quả sử dụng. Ứng dụng công nghệ vào lưu trữ thông tin quan trắc, phân tích và khả năng tích hợp với dữ liệu được thu thập từ các hệ thống khác làm cơ sở đề xuất chính sách cụ thể ở địa phương. 

ao-nuoi-ca_17037341084637458126317977366Cá thương phẩm

Đặc biệt, cần xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin đến người dân và doanh nghiệp cũng như khả năng tiếp nhận dữ liệu từ người dân và doanh nghiệp làm cơ sở củng cố mạng lưới dữ liệu quốc gia. Từ đó, hỗ trợ tốt công tác cảnh báo rủi ro và có khả năng đưa ra được các giải pháp kịp thời từ phía chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương để hạn chế thấp nhất những thiệt hại liên quan. 

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân thống nhất với các kiến nghị của địa phương và nhấn mạnh, để nâng cao tính hiệu quả của mạng lưới quan trắc đã được đầu tư cần nỗ lực của các cơ quan liên quan từ trung ương tới địa phương. Ông nói: “Thông số quan trắc khá nhiều nhưng đã rút gọn lại hệ thống các chỉ tiêu thiết yếu, Cục gửi cho các địa phương để thực hiện thống nhất và các địa phương cũng cần cập nhật kịp thời, đầy đủ các chỉ tiêu quan trắc vào cơ sở dữ liệu http://csdlquantrac.tongcucthuysan.gov.vn nhằm phối hợp nâng cao giải pháp quản lý môi trường, giúp việc nuôi thủy sản hạn chế tối đa thiệt hại”. 

Đăng ngày 28/12/2023
Sáu Nghệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận