Người nuôi tôm vẫn chọn cách treo ao mặc dù giá tôm có sự tăng nhẹ

Sau nhiều tháng giảm liên tục, đến nay giá tôm nguyên liệu đã bắt đầu tăng nhẹ trở lại. Tuy nhiên, hay vì “háo hức” cho vụ tôm mới. Nhiều bà con tại các thủ phủ nuôi tôm vẫn chọn cách “treo ao”.

ao-nuoi_2_1691818775
Mặc dù giá tôm nguyên liệu tăng nhẹ trở lại, tuy nhiên, người dân vẫn chọn cách treo ao. Ảnh minh họa: baobinhthuan.com.vn

Cụ thể, tính từ thời điểm đầu tháng 8 đến nay, tại Tỉnh Sóc Trăng, các thương lái thu mua tôm với giá 137.000 VND cho loại 30 con/kg. Đối với loại 40 con/kg sẽ có mức giá là 112.000 VND và loại 50 con sẽ là 103.000 VND/kg. Nếu như tính ở mức giá như thế này, bình quân mỗi kg tôm sẽ tăng nhẹ từ 3.000 – 10.000 VND so với tháng trước. 

Cà Mau – Một trong những thủ phủ nuôi tôm của nước ta, cùng đã ghi nhận mức tăng này. Cụ thể nhất vẫn là ở size tôm 30 con/kg, đã tăng 15.000 VND so với tháng trước. Những cỡ tôm khác cũng có sự thay đổi nhưng ít hơn. Trung bình từ 5.000 – 10.000 VND/kg. 

Giá tôm sú vẫn đang ở mức thấp, chưa có sự biến động như tôm thẻ chân trắng. Cụ thể từ 150.000 – 160.000 VND đối với loại 30 con/kg. 

Năm nay, tỉnh Trà Vinh cũng đã xây dựng kế hoạch thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng khoảng 28.000 ha, so năm 2022 thì con số này đã tăng hơn 180 ha. Tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng.

Thế nhưng, trước tình hình hiện tại, bà con đã thu hoạch tôm được hơn nửa tháng mà chưa dám cải tạo ao thả giống tiếp. Bởi lý do, con tôm thì rẻ nhưng thức ăn, thuốc thủy sản lại rất đắt. So với cùng kỳ năm 2022 mỗi ký tôm nông dân mất từ 30.000 – 35.000 VND. Nếu vụ trước thu hoạch xấp xỉ 18 tấn, thì so với giá trước đây, mỗi gia đình bị thất thu từ 600.000.000 – 700.000.000 VND.

tom-the-6_169181861915465365542355488630

Bình quân giá tôm tăng từ 3.000 – 10.000 VND/kg. Ảnh: baocantho.com.vn

Cùng với đó, với diện tích thả nuôi của nhiều tỉnh bây giờ rất khó đạt kế hoạch, nhất là đối với diện tích tôm thẻ chân trắng. Hiện, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích các hộ nuôi tôm tái vụ, nhưng thả giống với mật độ thưa hơn hoặc thả rải vụ để hạn chế rủi ro do dịch bệnh.

Trước tình hình giá tôm có sự “nhích” nhẹ. Tuy nhiên, người dân đã không còn hào hứng, chủ động thả giống như lúc trước. Một phần vì tâm lý e ngại trước tình hình tôm mất giá trong thời gian dài. Mặc khác, ảnh hưởng của thời tiết, khiến chất lượng nuôi tôm không đạt được như mong muốn. Nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn, nên mầm bệnh có cơ hội để phát triển, gây bệnh trên tôm.  

Một số địa phương, tôm đến 25 – 55 ngày tuổi thì chết. Chủ yếu là liên quan đến các bệnh như: Đường ruột, đốm trắng, đỏ thân, hoại tử gan tụy,…. Do đó, nhiều hộ sau khi thu hoạch đã chọn giải pháp tạm “treo ao”, chủ yếu đối với các hộ áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Đăng ngày 12/08/2023
Hòa Thy
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận