Phòng tránh những hệ lụy khi người nuôi tôm thiếu kiểm soát

Trong suốt quá trình nuôi, tôm cần được kiểm soát chặt chẽ trong từng khâu. Trong đó, quan trọng nhất chính là khâu lựa quản lý thức ăn và quản lý môi trường ao nuôi.

ao-tom_20_1698982250
Người nuôi cần nắm rõ các phương pháp xử lý môi trường nước ao nuôi. Ảnh: Hóa chất nhà nông

Tại sao cần kiểm soát và quản lý chặt chẽ

Nếu làm tốt khâu quản lý thức ăn trong ao tôm, bà con nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ không chỉ tránh khỏi việc lãng phí thức ăn, giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm ao nuôi giúp tôm khỏe mạnh,… mà còn tăng lợi nhuận sau khi thu hoạch.

Yếu tố môi trường cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong nuôi tôm. Nhất là khi gặp điều kiện bất lợi. Người nuôi cần nắm rõ các phương pháp xử lý môi trường nước ao nuôi, cả trong điều kiện thời tiết bình thường lẫn khi có biến đổi đột ngột.

ao-nuoi-tom_169898138914189526885036833639Yếu tố môi trường cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong nuôi tôm. Ảnh: Hóa chất nhà nông

Ngược lại, nếu quản lý thức ăn nuôi tôm và quản lý các yếu tố môi trường không tốt sẽ không chỉ gây nhiều lãng phí khiến chi phí vụ nuôi tăng cao, mà còn gây ra các vấn đề ô nhiễm bùng phát dịch bệnh. 

Một số lưu ý để kiểm soát ao nuôi hiệu quả

Quản lý thức ăn

Thức ăn nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong phát triển chăn nuôi, vì vậy việc sử dụng thức ăn chất lượng cao và quản lý hợp lý sẽ giúp nâng cao lợi ích kinh tế của người nuôi.

Đầu tiên, cần phải chọn loại thức ăn phù hợp với tôm. Ở đây, người nuôi cần chọn đúng loại thức ăn với hàm lượng các chất dinh dưỡng hợp lý, giá thức ăn cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế người nuôi.

Thứ hai, cần cho một lượng thức ăn vừa đủ. Trong nuôi tôm, tùy theo phương thức sản xuất khác nhau mà thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo chiếm vị trí khác nhau. 

Trong hình thức nuôi quảng canh. Thức ăn tự nhiên là quan trọng, nhưng khi nuôi tôm với hình thức bán thâm canh, hoặc thâm canh thì thức ăn nhân tạo thay thế dần cho thức ăn tự nhiên. Trình độ thâm canh càng cao thì thức ăn nhân tạo càng giữ vai trò chủ lực. Trong sinh trưởng phát triển của tôm nuôi.

Chi phí thức ăn chiếm đến 50 – 70% tổng chi phí sản xuất trong nuôi tôm thâm canh. Sử dụng thức ăn chất lượng tốt và phù hợp. Góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi tôm. 

Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ càng được cải thiện hơn nếu như việc cho tôm ăn được quản lý, kiểm soát một cách chặt chẽ trong suốt quá trình nuôi.

thuc-an-tom_16989814659009711959670475477Cần phải quản lý thức ăn tôm đúng cách. Ảnh: Hóa chất nhà nông

Nếu không đủ thức ăn, tôm sẽ chậm lớn, kích thước đàn tôm không đồng đều và đặc biệt là kéo dài thời gian nuôi. Tôm thẻ chân trắng có nhu cầu đạm thấp hơn tôm sú. Nhưng lại là loài ăn liên tục nên kiểm soát lượng thức ăn là một trong những yếu tố giúp vụ nuôi thành công hơn.

Thứ ba, cần phải quản lý thức ăn tôm đúng cách. tôm thường khu trú cố định và không bơi đi xa để bắt mồi. Do vậy, việc phân phối thức ăn khắp đều trên mặt ao hoặc nơi tôm khu trú là rất quan trọng. 

Đồng thời, khi bơi tôm thường bơi ngược dòng nước. Chính vì thế mà cần rải thức ăn theo dòng nước chảy. Nếu không rải đều thức ăn và theo dòng nước chảy, tôm sẽ không ăn hết và dẫn đến hiện tượng cỡ tôm không đồng đều. 

Cuối cùng, đó chính là thời gian cho ăn hợp lý. Do tôm ăn chậm và liên tục nên cần cho ăn nhiều lần trong ngày. Nên chia thức ăn trong ngày ra nhiều lần, tháng thứ nhất từ 2 – 3 lần, các tháng sau từ 4 – 5 lần là phù hợp để tôm có thể sử dụng hết lượng thức ăn. Tránh lãng phí và giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Quy tắc chung cho tôm ăn là theo 4 định

Định chất

Định lượng

Định địa điểm

Định thời gian

Tuy nhiên tùy mỗi giai đoạn của tôm mà cần có những cách cho ăn phù hợp. Lượng thức ăn mỗi bữa có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tăng bữa này hoặc giảm bữa kia tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi ( chất lượng nước, thời tiết, sử dụng hóa chất,…) 

Quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi

Hàm lượng oxy hòa tan

Nên thiết kế và lắp đặt hệ thống quạt nước và sục khí, điều hòa và phân bố oxy đồng đều ở các tầng nước khắp trong ao..

Nhiệt độ

Trong ao nuôi tôm, nhiệt độ nước không có sự phân tầng rõ ràng và hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian trong ngày và điều kiện thời tiết.

Người nuôi quản lý nhiệt độ bằng cách chọn vụ nuôi thích hợp, nâng cao độ sâu của ao nuôi khoảng 1,5 – 1,8 m, sử dụng quạt nước để trung hòa nhiệt độ. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp 27 – 32 độ C, tôm sử dụng thức ăn rất tốt, tăng trưởng nhanh và khả năng kháng bệnh cao.

pH

Ổn định pH trong môi trường ao nuôi bằng cách duy trì sự phát triển ổn định của tảo.

Khi pH < 7,5 nên sử dụng vôi để nâng pH, và khi pH >8,5 nên dùng các chế phẩm để ổn định pH trong ao nuôi.

do-ph-2_16989821091202641682883867475Đo độ pH. Ảnh: Hóa chất nhà nông

Độ mặn

Độ mặn giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu giữa nguyên sinh chất của tôm và nước. 

Để giảm độ mặn cho ao trước hết phải xử lý tảo và cấy vi sinh để giảm được lượng tảo, thay nước thường xuyên hàng ngày 3 lần/ngày, dùng quạt gió, tăng oxy để tôm có thể phát triển. 

Độ kiềm

Độ kiềm ảnh hưởng tới quá trình làm cứng vỏ khi tôm lột xác, trong quá trình nuôi, định kỳ 7 ngày/lần dùng vôi Dolomite hoặc vôi CaCO3 7 – 10 kg/1.000 m3 để ổn định độ kiềm trong ao nuôi.

Độ trong

Độ trong, độ đục cũng là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng cần kiểm soát trong ao nuôi thủy sản. Nếu độ đục nước cao (độ trong thấp), cần tiến hành thay nước. 

Lựa chọn thời điểm thay nước thích hợp, nên cấp nước vào lúc nước sông đang lớn, tránh thời điểm lũ đang về.

nuoc-ao-tom_169898213084845890316350722Độ trong, độ đục cũng là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng cần kiểm soát trong ao nuôi thủy sản. Ảnh: Hóa chất nhà nông

Lưu ý: do biến đổi trong ngày thấp vào buổi sáng, cao nhất vào buổi chiều và thay đổi theo thời tiết nên tiến hành đo 2 lần/ ngày để có thể kiểm soát tốt các chỉ số. Khi các chỉ số vượt ngưỡng cho phép, nên xác định nguyên nhân và kịp thời xử lý hiệu quả.

Hệ lụy khi người nuôi thiếu kiểm soát

Kiểm soát ở đây được nói đến đó chính là sự quan tâm của người nuôi đối với ao tôm qua từng giai đoạn và qua từng khâu nuôi. Đặc biệt là khâu quản lý thức ăn và quản lý các yếu tố môi trường. 

Ngoài ra, việc lựa chọn con giống tốt cũng chính là mấu chốt của cả vụ nuôi. Nếu người nuôi hời hợt trong việc kiểm soát sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường, gây ra tổn thất nặng nề cho vụ nuôi.

Vì vậy, mong những điều hữu ích mà Hóa chất nhà nông đã đề cập trên đây có thể giúp bà con có một vụ nuôi bội thu và thành công hơn.

Đăng ngày 03/11/2023
Mây
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận