Trị bệnh phát sáng ở tôm 

Nguyên nhân và cách chữa bệnh phát sáng ở tôm 

Bệnh phát sáng ở tôm xuất hiện quanh năm do nhiều nguyên nhân gây ra, khiến tôm bỏ ăn, chậm lớn, ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi. Xảy ra trong tất cả giai đoạn từ ấu trùng đến khi tôm trưởng thành.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh phát sáng ở tôm?

Bệnh phát sáng trên tôm do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của tôm, với các tác nhân cụ thể như sau:

 Do vi khuẩn Vibrio harveyi gây ra: thường gặp ở các ao nuôi có độ mặn cao (> 15%), vi khuẩn này phát triển mạnh khi nhiệt độ nước tăng, hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng oxy hòa tan thấp. Các vi khuẩn này tiết ra enzyme Luciferase theo cơ chế phát quang gây ra sự phát sáng ở tôm.

Vi khuẩn Vibrio harveyi, benh phat sang o tom, bệnh phát sáng ở tôm, bệnh phát sáng ở tôm thẻ, bệnh phát sáng ở tôm sú, bệnh phát sáng trên tôm thẻ, benh phat sang tren tom the, bệnh thường gặp ở tôm, benh thuong gap o tom, cách chữa bệnh phát sáng trên tôm thẻ, cách chữa bệnh phát sáng trên tôm sú, cach chua benh phat sang tren tom the, cach chua benh phat sang tren tom su, cách phòng bệnh phát sáng trên tôm thẻ, cách phòng bệnh phát sáng trên tôm sú
                     Vi khuẩn Vibrio harveyi

– Sự hiện diện của nhóm tảo roi – Dinoflagellate: các loại tảo làm nước phát sáng gồm các chủng Peridinium, Ceratium, Gymnodinium và một số loại tảo giáp, mặc dù không gây bất lợi cho tôm nhưng nó có thể tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng.

– Bệnh cũng có thể nhiễm từ các trại giống, từ ao ương giống sang ao nuôi tôm thịt. Trong sản xuất giống, mầm bệnh được lây lan chủ yếu từ tôm bố mẹ sang ấu trùng trong giai đoạn sinh sản.

Biểu hiện của bệnh phát sáng ở tôm

Bệnh phát sáng trên tôm thẻ

– Tôm yếu dần, bơi tấp mé bờ, phản ứng chậm chạp.

– Thân và mang tôm có màu sẫm, bẩn, thịt đục màu.

– Tôm giảm ăn, khi chết không có thức ăn và phân trong ruột.

– Đầu thân tôm phát sáng màu trắng hoặc xanh lục (có thể nhìn rõ vào ban đêm).

– Quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy vi khuẩn phát sáng và di chuyển trong cơ và máu của tôm.

– Tôm chậm lớn, phát triển không đồng đều, có thể đóng rong ở mang và vỏ.

– Tôm chết rải rác dưới đáy ao tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong 45 ngày đầu thả nuôi nếu bị nhiễm 100% có thể chết hàng loạt.

– Giai đoạn ấu trùng bị nhiễm bệnh có màu trắng đục, nếu bị nặng hơn thì sẽ lắng dưới đáy bể ương và chết hàng loạt.

Khi tôm bị bệnh phát sáng, có thể nhận biết các biểu hiện bên ngoài bằng mắt thường, kiểm tra vi sinh định kỳ 3 ngày/lần bằng đĩa thạch, từ đó biết được mật độ tổng vi khuẩn Vibrio để kịp thời điều chỉnh hàm lượng vi sinh trong ao, và có thể xét nghiệm PCR bằng Pockit và Kít phát hiện bệnh nhanh để biết được chính xác tác nhân gây bệnh đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.

Sử dụng pockit để phát hiện nhanh chóng bệnh dịch ở tôm

Cách phòng trị bệnh phát sáng trên tôm

– Đối với trại giống: Vệ sinh kỹ lưỡng bình ấp trứng, bể ương. Xử lý nguồn nước bằng UV, chlorine,…

– Đối với tôm giống: Chọn tôm bố mẹ khỏe mạnh, sạch bệnh (kiểm tra bằng PCR), thả nuôi tôm giống với mật độ phù hợp.

– Chuẩn bị ao nuôi: Vớt hết tôm chết ra khỏi ao nuôi, nạo vét sạch bùn dưới đấy ao, bón vôi bột, phơi ao. Loại bỏ các vật chủ trung gian, hạn chế ốc, cua, cáy, còng. Sử dụng men vi sinh để cải tạo đáy ao và xử lý nước hàng ngày trước khi thả nuôi.

Nạo vét, phơi đáy ao trước khi thả nuôi tôm để phòng trị bệnh phát sáng ở tôm
Nạo vét, phơi đáy ao trước khi thả nuôi tôm

Các phương pháp phòng bệnh tôm phát sáng

+ Nuôi tôm ở độ mặn vừa đủ, không quá cao, hạ độ mặn để ức chế vi khuẩn phát sáng.

+ Vào mùa hè, duy trì mức nước trong ao nuôi từ 1,2 – 1,5 m và độ trong của nước từ 30 – 40 cm để hạn chế khả năng tăng nhiệt.

+ Thường xuyên kiểm tra độ pH, kH, độ đục, màu sắc, tảo và đáy ao để có phương pháp xử lý kịp thời.

+ Sử dụng men vi sinh định kỳ cho ao nuôi

+ Kiểm tra sàng ăn hàng ngày, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa làm ô nhiễm nước và đáy ao.

+ Thay nước định kỳ, hút bùn, để giảm bớt lượng chất hữu cơ trong ao.

+ Bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng vi lượng vào khẩu phần ăn hàng ngày của tôm nuôi để tạo sức đề kháng, giảm stress cho tôm.

+ Sau khi tôm được 21 ngày tuổi, định kỳ kiểm tra vi khuẩn Vibrio trong nước 3 ngày/1 lần.

Khi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh, bà con có thể trị bệnh phát sáng ở tôm bằng việc sử dụng vi sinh EMS – Proof để ức chế vi khuẩn V.harveyi đồng thời bổ sung thêm vi sinh có lợi, Vitamin C, B, A và men tiêu hóa vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm. Sau đó diệt khuẩn nước trong ao và khử trùng các loại dụng cụ và thiết bị chuyên dùng.

Bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường, cần phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa kịp thời. Nuôi tôm an toàn sinh học, thực hiện quản lý và xử lý môi trường ao nuôi ngay từ ban đầu.

Ngoài bệnh phát sáng ở tôm thì các loại bệnh thường gặp ở tôm khác cũng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công

NGUỒN TÀI LIỆU: INTERNET

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận