Xu Hướng Thị Trường và Triển Vọng Xuất Khẩu Cá Tra Việt Nam trong Năm 2024

Theo báo cáo từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong quý đầu tiên của năm 2024 đã đạt 411 triệu USD, giảm nhẹ 2,5% so với quý đầu năm 2023. Trung Quốc & Hồng Kông, Mỹ và EU vẫn là những thị trường chính. Dự báo từ quý III/2024, xuất khẩu cá tra có thể sẽ tăng trưởng mạnh, kèm theo đó là sự điều chỉnh tăng của giá cá tra tối thiểu khoảng 10% so với hiện nay.

Thị từng Trung Quốc & Hồng Kông

Mặc dù chứng kiến mức giảm 22% so với năm 2023, nhưng Trung Quốc & Hồng Kông vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm cá tra từ Việt Nam, với tổng giá trị đạt 112 triệu USD, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong quý I/2024.

Phi-lê cá tra, cắt khúc đông lạnh có mã HS 0304, tiếp tục là sản phẩm chủ đạo sang thị trường này, mặc dù giảm 34% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 59% trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này. Cá tra nguyên con, tươi, đông lạnh, khô cắt khúc chiếm 41% tổng kim ngạch và đạt 46 triệu USD, tăng 4% so với năm ngoái. Bên cạnh đó, sản phẩm cá tra gia công giá trị gia tăng chiếm 0.3% với khoảng 305 nghìn USD, tăng 40% so với quý I/2023.

Navico

Dự kiến năm 2024, Việt Nam hy vọng tăng cường khả năng tiêu thụ cá tra tại thị trường Trung Quốc, nhất là sau khi quốc gia này giảm các hạn chế nhập khẩu do dịch COVID. Sự thay đổi chính sách kiểm tra y tế nhanh chóng giúp thúc đẩy nhu cầu thực phẩm tại thị trường này, qua đó tăng cường xuất khẩu cá tra từ Việt Nam.

Thị trường Mỹ

Mỹ, thị trường lớn thứ hai cho cá tra Việt Nam, đã chứng kiến mức tăng trưởng 12% trong giá trị xuất khẩu cá tra, đạt 65 triệu USD trong quý I/2024. Đáng chú ý, trong tháng 3/2024, Mỹ đã nhập khẩu gần 31 triệu USD cá tra, tăng nhẹ 0.03% so với tháng 3/2023 và gần gấp đôi so với tháng 2/2024, đánh dấu mức cao nhất từ tháng 6/2023. Giá xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2024 biến động nhẹ nhưng vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý đầu năm nay, dù có sự sụt giảm trong tháng 2, sự tăng trưởng trong tháng đầu năm đã bù đắp cho điều này, mang lại hy vọng cho một năm 2024 khởi sắc với các đơn đặt hàng mới. Sự giảm tồn kho tại Mỹ nuôi dưỡng hy vọng về một năm suôn sẻ hơn cho xuất khẩu cá tra.

Các sản phẩm cá thịt trắng nhập khẩu của Mỹ chủ yếu vẫn là fillet cá, trong đó số liệu cho các loại cod và cá basa vẫn dẫn đầu. Tuy nhiên, nhập khẩu các sản phẩm này từ các nước khác đã giảm đáng kể, chỉ một số ít hàng hóa tươi hoặc đông lạnh có ký hiệu HS nhất định như cá rô phi đông lạnh mã HS 030323 có thấy tăng trưởng nhẹ.

Hiệp định CPTPP

Trong đầu năm 2024, thị trường các nước thành viên CPTPP đã nhập khẩu cá tra Việt Nam với giá trị 59.1 triệu USD, tăng 7.6% so với cùng kỳ năm trước. Canada, thị trường lớn thứ hai trong khối này, đã tăng mạnh 43.2% về giá trị nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, đạt 10 triệu USD. Người tiêu dùng Canada chuộng các sản phẩm từ fillet cá tra, cá da trơn đông lạnh, cá tra cắt miếng/khoanh/khúc đông lạnh.

Để tăng cường và mở rộng thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư vào chất lượng sản phẩm và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn và quy định của Canada, đồng thời xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững với các nhà phân phối và bán lẻ tại địa phương để tiếp cận hiệu quả với người tiêu dùng.

Hải Lý

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận