Bệnh đục cơ ở tôm càng xanh

Bệnh đục cơ ở tôm càng xanh và cách phòng trị bệnh cho tôm

Nghề nuôi tôm càng xanh đang phát triển mạnh ở nước ta, đặc biệt là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi và sự thâm canh hóa đã làm xuất hiện bệnh đục cơ ở tôm càng xanh gây thiệt hại đáng kể cho ao nuôi, tỷ lệ chết có thể lên đến từ 70 – 80%.

Bệnh đục cơ trên tôm càng xanh là gì?

Bệnh đục cơ khá phổ biến có thể bị nhiễm trên tôm thẻ, tôm sú và tôm càng xanh. Bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Biểu hiện bệnh lý đầu tiên là xuất hiện những vùng đục trên cơ thể ở đốt đuôi hay đốt cơ giữa thân, tôm có dấu hiệu bỏ ăn, bơi lờ đờ, giảm vận động, ngừng lột xác và phần cơ đục lan ra toàn thân dẫn đến hoại tử. Lúc bắt đầu xuất hiện tôm thường chết rải rác và có tỷ lệ chết đến 100% trong vòng 5 ngày kể từ khi phát hiện tôm có dấu hiệu bị nhiễm bệnh.

Tác nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn Lactococcus garvieae gây ra, thường phụ thuộc vào các yếu tố gây sốc về môi trường như sự thay đổi đột ngột và độ pH. Điều kiện môi trường ao nuôi xấu cũng là nguyên nhân gây bệnh đục cơ ở tôm càng xanh.

Benh duc co o tom cang xanh, bệnh đục cơ ở tôm càng xanh, benh duc co tren tom cang xanh, bệnh đục cơ trên tôm càng xanh
Lựa chọn tôm bố mẹ khoẻ mạnh, không có bệnh

 

Phòng trị bệnh cho tôm càng xanh

Đến thời điểm hiện tại, bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị mà mới chỉ có các biện pháp ngăn ngừa bệnh bùng phát và lây lan diện rộng. Vì thế, cần phải thực hiện phòng bệnh ngay từ ban đầu theo các bước sau:

– Chọn tôm bố mẹ khỏe mạnh, linh hoạt, không nhiễm bệnh, màu sắc sáng.

– Chọn tôm giống thả nuôi có kích cỡ đồng đều, cơ không bị đục, màu sắc sáng, bơi lội linh hoặt,…

– Quản lý môi trường nước ổn định, bón vôi (CaCO3) để tăng độ pH cho tôm.

– Bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất thiết yếu hay những chất kích thích giúp tôm ăn khỏe, tăng trưởng nhanh. Sử dụng các loại chế phẩm vi sinh tự nhiên như để bổ sung lợi khuẩn ức chế vi khuẩn gậy hại phát triển.

– Thường xuyên vệ sinh, khử trùng trại và các loại dụng cụ sản xuất, xử lý nước cấp và nước thải, đồng thời thực hành quản lý tốt ở trại giống và ao nuôi để góp phần giảm thiểu sự lây lan mầm bệnh. Sử dụng các loại chế phẩm vi sinh xử lý môi trường ao nuôi…

– Duy trì ổn định một số yếu tố môi trường tránh gây sốc cho tôm nuôi, đặc biệt cần quan tâm đến nhiệt độ, độ mặn, nồng độ pH, và các yếu tố khác trong môi trường ao nuôi. 

Còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công

NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận