KIỂM SOÁT AO NUÔI TÔM MÙA MƯA, BÃO

Các biện pháp kiểm soát ao nuôi tôm mùa mưa, bão

Việc kiểm soát các yếu tố môi trường, phương pháp cho ăn và bổ sung khoáng chất đầy đủ cho ao tôm cực kỳ quan trọng, đặc biệt khu nuôi tôm mùa mưa, có bão. Do lượng mưa lớn đổ xuống diện tích ao nuôi trong thời gian dài, các yếu tố tiềm tàn như phèn trong đất, vi sinh vật gây bệnh tiềm ẩn, thiếu oxy cục bộ, tuột khoán dễ xảy ra trong ao tôm, làm tôm bị shock hoặc dễ bị lây nhiễm bởi các mầm bệnh hơn.

Vì thế, người nuôi cần đặc biệt chú ý duy trì và ổn định các yếu tố thích hợp trong ao nuôi, cho ăn đúng cách và bổ sung lượng khoán đầy đủ, để nâng cao sức đề kháng của tôm và giúp tôm chống chội tốt với các biến động thời tiết.

Kiem soat ao nuoi mua mua, Kiểm soát ao nuôi mùa mưa, Nuôi tôm mùa mưa lũ, Nuoi tom mua mua lu, Xu ly ao luc mua lu, ky thuat nuoi tom, Kỹ thuật nuôi tôm, Kỹ thuật nuôi tôm sú, Ky thuat nuoi tom, Ky thuat nuoi tom su, Xy ly nuoc ao nuoi tom mua mua, Xử lý nước ao nuôi tôm mùa mưa
Kiểm soát ao nuôi mùa mưa bão

Quản lý môi trường ổn định

1. Ổn định độ pH

Ao nuôi thông thường có pH dao động ở mức 7,5 – 8,5, thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Mưa lớn hoặc mưa kéo dài, làm tăng lượng nước mưa vào trong ao nuôi, do nước mưa có tính chất axit cộng thêm quá trình rửa trôi phèn từ bờ xuống ao tôm làm cho pH trong ao tôm giảm. Vì vậy, người nuôi cần bón vôi trước và trong những trận mưa kéo dài.

Lưu ý: Rải vôi dọc theo đường bờ ao khi trời mưa với liều lượng 10 kg/100 m2. Nếu đo pH trong ao tôm thấp, sử dụng vôi nông nghiệp CaCO3 liều lượng 10 – 20 kg/1.000 m3 nước ao tùy giá trị pH đo được (chạy quạt để trộn đều nước), xử lý từ từ cho đến khi pH nằm trong ngưỡng thích hợp (từ 7,5 trở lên).

2. Kiểm soát độ kiềm

Độ kiềm thích hợp cho ao nuôi tôm sú là từ 85 – 130 mg/l; tôm thẻ chân trắng nằm trong khoảng 100 – 150 mg/l. nuôi tôm mùa mưa, độ kiềm ao nuôi có xu hướng giảm do lượng nước mưa đổ vào ao lớn, vì vậy, cần dùng vôi Dolomite ngâm vào nước ngọt sạch sau 24 giờ tạt đều xuống ao vào 8 – 10 giờ đêm với mức 1,655g vôi Dolomite / 1 m3 nước sẽ tăng độ kiềm lên 1 mg/l.

Ví dụ: muốn tăng độ kiềm của ao tôm 1.000 m3 từ 80 lên 90 mg/l thì cần 1.000 × 1,655 × (90 – 80)/1.000 = 16,55 kg. Người nuôi chú ý, mỗi lần tăng độ kiềm chỉ nên tăng khoảng 10 mg/l, nếu tăng quá nhanh sẽ khiến tôm sốc, đồng thời giảm sức đề kháng của chúng trước mầm bệnh.

3. Xử lý nước ao bị đục

– Mưa làm rửa trôi bờ ao, dòng chảy trên ao là cuốn trôi các chất hữu cơ, hạt sét từ trên bờ xuống ao tôm. Nước ao tôm bị đục gây hạn chế khả năng quang hợp của tảo, gây thiếu oxy cục bộ trong ao, làm tôm thiếu oxy, cực đoan có thể khiến tảo tàn đột ngột, tôm bị đen mang, vàng mang do ảnh hưởng của những vật chất lơ lửng có trong nước bám vào mang tôm.

–  Để xử lý tốt tình trạng này, có thể sử dụng muối vô cơ như nhôm sunfat Al2(SO4)3 hoặc thạch cao để làm trong nước. Sau khi nước giảm đục, cần tiến hành gây màu nước để tạo môi trường ổn định cho tôm nuôi.

4. Các lưu ý quan trọng khác

– Ngoài ra, trong cơn mưa cần tăng cường chạy quạt nước để tránh sự phân tầng nhiệt độ giữa các tầng nước trong ao, cung cấp thêm oxy và tăng nhiệt độ nước. Cần phải đảm bảo mực nước ao nuôi tôm ổn định ở mức 1,2 – 1,5 m. Khi mực nước ao tôm cao do nước mưa, nên xả bớt lượng nước tầng mặt để duy trì mực nước trong ao, bà con có thể lắp 1 ống xả mặt tại hố xi phong, với chiều cao ống cách mặt đáy ao khoảng 1m, đồng thời tránh làm giảm độ mặn đột ngột, tràn bờ, vỡ cống bọng.

– Sau khi mưa chấm dứt vài ngày, thời tiết tắt nắng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển. Lúc này, người nuôi cần phải tiến hành diệt khuẩn để giảm bớt mầm bệnh, cấy vi sinh lại sau 2 ngày kết hợp chạy quạt nước, tăng cường hàm lượng oxy hòa tan trong ao nhằm kích thích vi khuẩn có lợi phát triển, ức chế những vi khuẩn có hại, tăng cường phân hủy hợp chất hữu cơ, hạn chế được hiện tượng tảo phát triển quá mức.

4.1 Cho ăn đúng cách

Người nuôi cần quan sát thời tiết, khi trời âm u kéo dài kèm theo đó là dấu hiệu sắp mưa thì cần phải giảm ngay lượng thức ăn hoặc ngưng cho ăn. Mỗi khi nhiệt độ giảm đi khoảng 20C thì lượng thức ăn tôm tiêu thụ giảm khoảng 30%. Cần kiểm tra nhiệt độ nước trong ao trước khi cho tôm ăn.

Tôm ngừng ăn khi nhiệt độ giảm đột ngột từ mức thích hợp (280C – 300C) xuống tới 220C. Lưu ý, đảm bảo lượng thức ăn không được dư thừa, vì đó là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước, dẫn đến tảo tàn, tăng khí độc, môi trường cho vi sinh vật gây bệnh phát triển…

Nếu trời mưa kéo dài, tôm sẽ bị mềm vỏ, khó lột xác do độ kiểm giảm thấp. Lúc này, cần cho tôm ăn thức ăn chất lượng cao, trộn thêm các loại Vitamin C, Vitamin tổng hợp và các loại khoáng chất vào thức ăn hàng ngày giúp tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.

Kiem soat ao nuoi mua mua, Kiểm soát ao nuôi mùa mưa, Nuôi tôm mùa mưa lũ, Nuoi tom mua mua lu, Xu ly ao luc mua lu, ky thuat nuoi tom, Kỹ thuật nuôi tôm, Kỹ thuật nuôi tôm sú, Ky thuat nuoi tom, Ky thuat nuoi tom su, Xy ly nuoc ao nuoi tom mua mua, Xử lý nước ao nuôi tôm mùa mưa
                                               Hình: Canh nhá lượng thức ăn vừa đủ cho tôm

 

4.2 Bổ sung chất khoáng cho tôm đầy đủ

Các cơn mưa liên tục kéo dài là nguyên nhân chính dẫn đến giảm hàm lượng khoáng chất cần thiết cho tôm trong nước ao nuôi. Vì vậy cần bổ sung lượng khoáng thích hợp và liên tục vào thức ăn cho tôm và môi trường nước ao nuôi, tránh vào thời điểm tôm lột rộ nhưng không đủ khoáng chất cứng vỏ, có thể dẫn đến tôm nhiễm bệnh, chết hàng loạt, ảnh hưởng lớn đến kết quả vụ nuôi.

Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn còn phụ thuộc vào từng loại khoáng khác nhau. Có thể lựa chọn dạng muối tinh thể, dễ dàng hòa tan trong môi trường nước. Tốt nhất nên trộn cho ăn thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều

Để đảm bảo cho quá trình tôm lột vỏ, nếu môi trường có độ mặn thấp hơn 4‰ thì việc bổ sung 5-10 mg K+/lít và 10-20 mg Mg2+/lít là vô cùng cần thiết. Trong nước nuôi tôm, đảm bảo tỉ lệ Na:K phải đạt 28:1 và Mg:Ca là 3,1:1.

Nên bổ sung khoáng chất tốt nhất là vào thời điểm tôm nuôi lột xác, vào ban đêm lúc 10-12 giờ. Khi tôm lột xác, nhu cầu oxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác, tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn ra mạnh mẽ vào giai đoạn 2 – 4  giờ sáng.

Khi tôm có biểu hiện mềm vỏ, kéo dài trong thời gian dài. Người nuôi cần phải tạt khoáng bột xuống ao với liều lượng 1 kg/1.000 m3, kết hợp trộn khoáng nước 10 ml/1 kg thức ăn (2 lần/ngày). Tôm thẻ chân trắng khoảng 30 – 65 ngày tuổi là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất, vì vậy cần phải bổ sung khoáng nước với hàm lượng Ca, Mg cao vào thời điểm này là vô cùng cần thiết.

Kiem soat ao nuoi mua mua, Kiểm soát ao nuôi mùa mưa, Nuôi tôm mùa mưa lũ, Nuoi tom mua mua lu, Xu ly ao luc mua lu, ky thuat nuoi tom, Kỹ thuật nuôi tôm, Kỹ thuật nuôi tôm sú, Ky thuat nuoi tom, Ky thuat nuoi tom su, Xy ly nuoc ao nuoi tom mua mua, Xử lý nước ao nuôi tôm mùa mưa
Bổ sung khoáng thiết yếu cho tôm mùa mưa bão

 

Tại các khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tháng 5 tới tháng 11 là thời gian của mùa mưa kéo dài nên cần lưu lại bài viết để ứng dụng kỹ thuật nuôi tôm mùa mưa bão vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Tham khảo thêm nhiều thông tin nuôi tôm tại website

NGUỒN: TÀI LIỆU INTERNET

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận