Tính liều lượng sử dụng hóa chất xử lý nước nuôi tôm

Cách tính liều lượng sử dụng hóa chất xử lý nước nuôi tôm
Nắm được cách tính liều lượng sử dụng hóa chất để xử lý nước nuôi tôm sẽ giúp người nuôi có 1 vuông tôm khỏe mạnh và lợi khuẩn cao. Hóa chất xử lý nước nuôi tôm là khâu quan trọng, quyết định đến thành công của vụ nuôi. 

Làm thế nào để tính toán được lượng hóa chất cần thiết?

Nồng độ sử dụng hóa chất xử lý nước nuôi tôm được tính bằng mg/L cho nên người nuôi thủy sản phải tính toán lượng hóa chất cho vào ao để đạt được nồng độ thích hợp.

Để tính toán lượng hóa chất cần thiết thì phải biết được thể tích nước của ao. Giả sử, diện tích bề mặt ao biết trước, cách đơn giản nhất để có được độ sâu trung bình là dùng thuyền đi khắp bề mặt ao theo hình chữ S và thu 20 – 30 điểm với cái cọc đã chia độ. Trung bình của tất cả các điểm thăm dò được tính là độ sâu trung bình của ao.

tinh lieu luong su dung hoa chat xu ly nuoc nuoi tom, tính liều lượng sử dụng hóa chất xử lý nước nuôi tôm, cách tính liều lượng sử dụng hóa chất xử lý nước nuôi tôm, cách xử lý nước nuôi tôm, cach xu ly nuoc nuoi tom, xử lý nước nuôi tôm, xu ly nuoc nuoi tom, kỹ thuật xử lý nước nuôi tôm, kỹ thuật xử lý nước trong ao nuôi tôm, ky thuat xu ly nuoc trong ao nuoi
Cách tính liều lượng sử dụng hóa chất ao nuôi tôm

Liều lượng sử dụng hóa chất xử lý nước ao tôm?

Khi biết được thể tích ao, tính toán liều lượng xử lý sẽ đơn giản. Để tính toán liều xử lý cho ao, người nuôi luôn nhớ rằng 1 g/m3 tương đương với 1 mg/L. Những ví dụ sau đây minh họa cách tính toán số lượng hóa chất để cho vào ao.

Ví dụ 1: Một ao có diện tích mặt nước là 0,26 ha và độ sâu trung bình là 1,15 m. Bao nhiêu phèn lọc (100 % nguyên chất) cần phải bón cho ao để có được nồng độ 25 mg/L?

— (1) Vì 0,26 ha = 2600 m2, như vậy thể tích ao sẽ là: 2600 m² x 1,15 m = 2990 m3

— (2) Mỗi mét khối nước sẽ đòi hỏi 25 g phèn để có nồng độ 25 mg/L, do đó số lượng phèn cần thiết cho toàn bộ ao là: 2990 m3 x 25 g/m3 = 74750 g

— (3) Liều xử lý 74750 g = 74,75 kg.

Ví dụ 2: Độ sâu trung bình của ao là 0,57 m và diện tích ao là 0,01 ha. Cần bao nhiêu thạch cao nông nghiệp (80% nguyên chất) để có được nồng độ thạch cao là 50 mg/L?

— (1) Vì 0,01 ha = 100 m2, thể tích ao là: 100 m² x 0,57 m = 57 m²

— (2) Mỗi m3 nước sẽ cần 50 g thạch cao để có nồng độ 50 mg/L nhưng thạch cao nông nghiệp chỉ có 80% nguyên chất. Vì thế chúng ta có thể tính toán nồng độ thạch cao như sau: 50 g / 0,8 = 62,5 g

Số lượng thạch cao nông nghiệp cần cho toàn bộ ao sẽ là: 57 m3 x 62,5 g/m3 = 3562g hoặc 3,56kg

Ví dụ 3: Một ao có thể tích 1000 m3 cần được xử lý thuốc diệt cỏ. Thuốc diệt cỏ là loại thuốc nước với 75% hoạt tính và tỉ trọng 1,05 g/ml (1,05 kg/L). Cần bao nhiêu thuốc nước để có được nồng độ 1 mg/L hoạt chất?

— (1) Số lượng hoạt chất để có nồng độ 1 mg/L là: 1.0 m3 x 1g = 1.000 g = 1kg

— (2) Thuốc diệt cỏ có hàm lượng hoạt tính 75%, vì thế trọng lượng thuốc trừ sâu chứa 10 kg hoạt tính là: 1,0 kg / 0,75 = 1,33 kg

— (3) Tỉ trọng của thuốc trừ sâu là 1,05 kg/L, vì thế thể tích của thuốc trừ sâu cân nặng 1,33 kg là: 1,33 kg / 1,05 (kg/L) = 1,27 L

Vì thế, cần 1,27L lượng thuốc diệt cỏ để cho một nồng độ 1 mg/L hoạt chất.

Hy vọng với những thông tin vừa rồi về cách tính liều lượng sử dụng hóa chất xử lý nước nuôi tôm sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức, ứng dụng vào thực tiến một cách hiệu quả nhất.

Ngoài kỹ thuật tính liều lượng sử dụng hóa chất xử lý nước nuôi tôm còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công

NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận